Bảng giá khoan giếng công nghiệp và gia đình tại tphcm 2024
- 1. Khoan giếng là gì?
- 2. Khoan giếng gia đình và khoan giếng công nghiệp khác nhau như nào?
- 2.1. Khoan giếng gia đình
- 2.2. Khoan giếng công nghiệp
- 3. [Cập nhật] Bảng giá khoan giếng mới nhất 2024 tại Tp Hồ Chí Minh
- 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá khoan giếng nước
- 3.2. Bảng giá khoan giếng gia đình mới nhất 2024 tại Tp Hồ Chí Minh
- 3.3. Bảng giá khoan giếng công nghiệp tại Tp Hồ Chí Minh
- 3.4. Lưu ý về bảng giá khoan giếng công nghiệp, gia đình
- 4. VICO - Công ty cung cấp dịch vụ khoan giếng uy tín
- 5. Kỹ thuật khoan giếng chuẩn nhất đảm bảo an toàn và chính xác
- 5.1. Bước 1: Khoan giếng
- 5.2. Bước 2: Lắp ống giếng
- 5.3. Bước 3: Súc rửa giếng
- 6. Hướng dẫn cách vận hành sử dụng giếng khoan đúng kỹ thuật:
- 7. Cần chuẩn bị gì trước khi khoan giếng?
- 7.1. Mặt bằng
- 7.2. Nguồn nước sạch dùng làm mồi khoan
- 7.3. Cát vàng
- 7.4. Nguồn điện
- 8. Cách xác định vị trí khoan giếng chuẩn phong thủy
- 8.1. Không khoan giếng ở phương tọa ngôi nhà
- 8.2. Không khoan giếng đối diện bếp
- 8.3. Xác định thiên can, địa chi trước khi khoan giếng
- 9. Một số câu hỏi khi khoan giếng mà bạn nên biết:
- 9.1. Cấu tạo của giếng khoan như thế nào?
- 9.2. Khoan giếng sâu bao nhiêu mét thì có nước sạch?
- 9.3. Khoan giếng có phải xin phép không?
- 9.4. Mức xử phạt khi khoan giếng trái phép là bao nhiêu?
- 9.5. Có nên xem ngày khoan giếng hay không?
- 9.6. Lễ vật, bàn cúng khi khoan giếng
1. Khoan giếng là gì?
Khoan giếng là hình thức đào sâu xuống lòng đất bằng các thiết bị máy móc hiện đại. Khi khoan tới mạch nước ngầm, với khoảng cách nhất định thì bạn có thể sử dụng nguồn nước đó để sinh hoạt, sản xuất,...Nước từ giếng khoan thường sạch hơn nước giếng đào vì nó được hút trực tiếp từ lòng đất, không chịu tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi sử dụng nước giếng khoan bạn cần phải xử lý, lọc qua nhiều lớp để loại bỏ cặn bẩn và vi khuẩn.
2. Khoan giếng gia đình và khoan giếng công nghiệp khác nhau như nào?
Khoan giếng gia đình và khoan giếng công nghiệp có nhiều sự khác biệt nhưng không phải ai cũng biết được nhất là những người “ngoại đạo”. Dưới đây là đặc điểm của khoan giếng gia đình và khoan giếng công nghiệp, chắc chắn sẽ giúp bạn phân biệt, cụ thể:
2.1. Khoan giếng gia đình
Khoan giếng gia đình là loại giếng nhỏ, công suất từ 0,6 - 1,2 m3/h, phục vụ cho nhu cầu sử dụng tại các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng ít. Thời gian thi công giếng này khoảng 5 - 6 tiếng, độ sâu từ 20 - 30 mét và có chất lượng nước trung bình.
Khoan giếng gia đình được chia làm 3 loại, đó là:
-
Khoan giếng con hút trực tiếp Φ48: Sử dụng cho khu vực có mặt nước tĩnh, dao động trong khoảng dưới 13m. Loại giếng khoan này dùng máy bơm chân không, bán chân không, máy ly tâm CS 220W trở lên.
-
Khoan giếng hút hồi Φ48: Sử dụng cho khu vực có mặt nước tĩnh trên 12 mét, máy bơm sử dụng cho loại giếng khoan này là máy ly tâm CS 740W trở lên.
-
Khoan giếng Φ60: Là loại giếng khoan được nhiều gia đình lựa chọn, công suất từ 0,6 - 1,2 m3/h. Loại giếng khoan này cần thi công bằng giàn máy khoan, khoan sâu hơn 30 - 80m; thời gian thi công 7 tiếng; lấy nước từ tầng 2 nên nước sạch, chất lượng hơn.
Khoan giếng gia đình
2.2. Khoan giếng công nghiệp
Là loại giếng công suất lớn, thường được sử dụng cho các doanh nghiệp, nhà máy, khu chung cư hay dự án xây dựng nhà máy. Giếng công nghiệp thường có lưu lượng nước từ 5 - 100m3/giờ (tùy thuộc vào giếng và máy bơm nước.
Các loại khoan giếng công nghiệp đó là:
-
Φ110 : Lưu lượng nước trung bình trong khoảng 4 – 15m3/h
-
Φ125 : Lưu lượng nước trung bình trong khoảng 8 – 30m3/h
-
Φ160 : Lưu lượng nước trung bình trong khoảng 10 – 60m3/h
-
Φ219 : Lưu lượng nước trung bình trong khoảng 15 – 100m3/h
-
Φ325 : Lưu lượng nước trung bình trong khoảng 20 – 150m3/h
=> Từ các phân tích trên đây, ít nhiều đã giúp bạn thấy được sự khác biệt giữa khoan giếng công nghiệp và khoan giếng gia đình rồi chứ. Trong mỗi loại khoan giếng lại có nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn hình thức khoan giếng phù hợp.
Khoan giếng công nghiệp
3. [Cập nhật] Bảng giá khoan giếng mới nhất 2024 tại Tp Hồ Chí Minh
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá khoan giếng nước
Giá khoan giếng nước không cố định, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố sau:
-
Địa chất: Đơn giá khoan giếng tại khu vực địa chất đá sẽ cao hơn so với đơn giá khoan giếng đất hoặc cát. Bởi vì địa chất đá đòi hỏi thiết bị khoan hiện đại và cồng kềnh hơn. Đồng thời, thời gian khoan giếng đá cũng lâu hơn, mất nhiều nhân công hơn so với giếng đất.
-
Đường kính, độ sâu khoan: Đường kính khoan giếng lớn, độ sâu khoan giếng cao sẽ có mức giá cao hơn so với các giếng khoan có đường kính và độ sâu khoan giếng nhỏ.
-
Cự ly vận chuyển thiết bị: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng tới chi phí khoan giếng. Khoan giếng ở những nơi có địa hình bằng phẳng, trung tâm thành phố sẽ có mức giá “mềm” hơn so với khu vực đồi núi cao, khó khăn trong việc di chuyển thiết bị khoan giếng.
-
Đơn vị cung cấp dịch vụ khoan giếng: Mỗi một đơn vị khoan giếng sẽ có sự khác nhau về giá cả. Mức chênh lệch từ 200.000 - 500.000 VNĐ thậm chí là 1 -2 triệu đồng. Để được hưởng mức giá ưu đãi, bạn hãy sử dụng dịch vụ khoan giếng tại các đơn vị uy tín.
Mức giá khoan giếng thay đổi không cố định
3.2. Bảng giá khoan giếng gia đình mới nhất 2024 tại Tp Hồ Chí Minh
Bảng giá khoan giếng gia đình D48 (Φ48) |
||
Độ sâu |
D48 Hút trực tiếp |
D48 Hút hồi |
Độ sâu <= 25 |
2.500.000 |
2.800.000 |
Độ sâu <= 35 |
3.000.000 |
3.300.000 |
Độ sâu <= 45 |
3.600.000 |
4.000.000 |
Độ sâu <= 50 |
4.500.000 |
4.800.000 |
Độ sâu >= 50 |
[...Đang cập nhật…] |
[...Đang cập nhật…] |
Bảng giá khoan giếng gia đình D60 (Φ48) |
||
Độ sâu |
D48 Hút trực tiếp |
D48 Hút hồi |
Độ sâu <= 25 |
3.000.000 |
3.300.000 |
Độ sâu <= 35 |
3.500.000 |
3.800.000 |
Độ sâu <= 45 |
4.500.000 |
5.000.000 |
Độ sâu <= 50 |
5.500.000 |
6.000.000 |
Độ sâu >= 50 |
[...Đang cập nhật…] |
[...Đang cập nhật…] |
3.3. Bảng giá khoan giếng công nghiệp tại Tp Hồ Chí Minh
Độ sâu |
Loại địa chất |
|
Cát, sỏi, đất |
Đá |
|
D110 |
9 - 25 triệu/giếng |
70 - 110 triệu/giếng |
D125 |
12 - 30 triệu/giếng |
80 - 140 triệu/giếng |
D160 |
30 - 70 triệu/giếng |
90 - 150 triệu/giếng |
D21 |
95 - 125 triệu/giếng |
150 - 200 triệu/giếng |
D325 |
130 - 200 triệu/giếng |
180 - 400 triệu/giếng |
D450 |
180 - 300 triệu/giếng |
280 - 500 triệu/giếng |
3.4. Lưu ý về bảng giá khoan giếng công nghiệp, gia đình
-
Giá khoan giếng thay đổi liên tục theo thời gian nên bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo.
-
Bảng giá trên chưa bao gồm thuế VAT, máy bơm nước,...
-
Do tầng địa chất của từng khu vực sẽ khác nhau nên giếng khoan có nhiều độ sâu khác nhau nên giá cũng sẽ khác nhau.
Máy khoan giếng tại Xây Dựng VICO
4. VICO - Công ty cung cấp dịch vụ khoan giếng uy tín
Không khó để tìm kiếm một địa chỉ cung cấp dịch vụ khoan giếng nhưng không phải đơn vị nào cũng uy tín, mức giá hợp lý. Nhận được nhiều phản hồi, đánh giá tích cực của khách hàng Công ty VICO là địa chỉ tin cậy mà bạn không nên bỏ qua.
Công ty khoan giếng VICO có nhiều năm kinh nghiệm, đáp ứng được mọi tiêu chí khách hàng đưa ra về giá cả, tiến độ thi công, mức giá. Đơn vị hoàn thành hơn 1000+ công trình khoan giếng của khách hàng trên cả nước. Thăm dò, khoan chính xác vị trí có mạch nước ngầm; hỗ trợ thi công xây dựng giếng khoan. Tuân thủ theo đúng quy trình khoan giếng, có ký kết hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.
Sở hữu trang thiết bị công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp; giúp khách hàng lựa chọn hình thức khoan phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Cùng với đó là mức giá hợp lý, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều khách hàng hiện nay.
5. Kỹ thuật khoan giếng chuẩn nhất đảm bảo an toàn và chính xác
Dù là khoan giếng công nghiệp hay khoan giếng gia đình thì quy trình thực hiện vô cùng đơn giản, nhanh chóng với 3 bước dưới đây:
5.1. Bước 1: Khoan giếng
Trước khi khoan giếng cần lựa chọn theo các điều kiện địa chất thủy văn tại chỗ khoan, dự kiến chiều sâu, đường kính khoan và đường kính giếng, lựa chọn phương pháp khoan phù hợp. Chú ý, giếng phải cách nguồn ô nhiễm tối thiểu là 10 mét
Khi khoan giếng xong mà thấy không thể lấp giếng thì bạn hãy tiến hành lấp hố khoan bằng đất, cát khoan lên từ hố khoan hoặc bằng đất sét, bùn đất hay đất ruộng để cách ly nước bị nhiễm bẩn từ bề mặt xuống và từ các tầng ngậm nước có chất lượng xấu, nước bị ô nhiễm.
5.2. Bước 2: Lắp ống giếng
Khi lắp hoàn thành khoan lỗ giếng, tiếp tục cách ly giếng để không bị nhiễm bẩn từ bề mặt đất xuống và các tầng ngậm nước không dùng tới bằng cách đóng hoặc chèn xung quanh ngoài ống vách giếng lớp đất sét có hố sâu tối đa là 3 mét; xung quanh miệng giếng lớp đất sét rộng 0.5 mét.
5.3. Bước 3: Súc rửa giếng
Bơm súc rửa giếng, bơm đảo nhiều lần cho tới khi thấy nước giếng đạt. Nước giếng đạt là khi nước trong, không màu, không có mùi thì mới đưa vào sử dụng. Trường hợp nước bị nhiễm sắt (nước phèn) thì bạn dùng bể lọc phèn để xử lý nước trước khi sử dụng.
Các công nhân đang tiến hành khoan giếng
6. Hướng dẫn cách vận hành sử dụng giếng khoan đúng kỹ thuật:
-
Giếng khoan có thể sử dụng bơm lắp tay hoặc bơm điện để hút nước
-
Sân giếng cần được láng xi măng, có rãnh thoát nước sinh hoạt ra khỏi giếng khoan tối thiểu là 10 mét
-
Miệng giếng cao cách nền giếng tối đa là 0.3 mét để chống nước chảy tràn vào giếng. Nếu lắp bơm điện miệng giếng cần phải có nắp đậy, nếu lắp bơm tay thì phải đổ trụ bê tông xi măng bao quanh cột trụ giếng.
-
Khi sử dụng bơm điện cần phải mắc dây tiếp đất để chống điện rò rỉ, máy bơm phải có hộp che đậy bảo quản máy bơm tránh khỏi mưa, nắng.
-
Vào mùa khô hạn, nước hạ thấp, bơm thông thường không thể bơm nước được thì hạn hãy sử dụng máy bơm hút sâu để bơm nước.
-
Khi bơm nước nếu như nguồn nước giếng không cấp kịp thì bạn hãy bơm chia thành nhiều lần để nước phục hồi hoắc lắp van điều chỉnh lưu lượng ở đầu bơm vòi nước chảy ra. Hãy điều chỉnh sao cho lượng nước khai thác chảy ổn định.
-
Khi có lũ, bạn hãy tháo máy bơm để bảo quản, thu hồi đường dây điện, bịt kín miệng giếng. Nếu giếng khoan bị ngập thì bạn hãy bơm cào nước giếng khoan liên tục ít nhất 4 giờ. Khi thấy nước trong, không màu, không mùi lạ thì mới đưa vào sử dụng.
-
Hãy xét nghiệm nước về vi sinh, về khoáng trước khi sử dụng
-
Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ quanh khu vực giếng.
-
Trường hợp giếng nhỏ không sử dụng thì bạn phải bịt kín miệng hoặc nhổ tiếng, lấp hố giếng bằng đất, bùn để tránh nước chảy vào hố, gây ô nhiễm nguồn nước.
Kiểm tra kỹ càng trước khi khoan giếng
7. Cần chuẩn bị gì trước khi khoan giếng?
Để quá trình khoan giếng diễn ra nhanh chóng, bạn cần phải chuẩn bị những điều kiện cần và đủ sau:
7.1. Mặt bằng
Việc tìm mặt bằng khoan giếng là việc không hề dễ dàng. Mặt bằng khoan giếng phụ thuộc vào vị trí đó có nguồn nước ngầm để khoan giếng hay không. Hơn nữa, mặt bằng cũng cần phải tránh những nơi có nguồn nước ô nhiễm ví dụ như khu công nghiệp, khu chăn nuôi,....Mặt khác cũng cần phải tránh những nơi có khả năng sụt lún. Vì khi khoan giếng, dưới sự tác động mạnh của các thiết bị khoan vào địa chất, ít nhiều sẽ tác động tới tầng địa chất. Nếu tần địa chất yếu sẽ ảnh hưởng tới các công trình xây dựng xung quanh.
Khi đã tìm kiếm được mặt bằng ưng ý, bạn cần phải dọn sạch mặt bằng, đảm bảo độ rộng để máy khoan giếng có thể hoạt động. Mặt bằng khoan giếng cần phải đảm bảo độ lớn rộng 1 mét, dài 2 mét, cao từ 3,2 mét trở lên.
7.2. Nguồn nước sạch dùng làm mồi khoan
Khi khoan giếng, bạn cũng cần phải chuẩn bị nguồn nước dồi dào, khoảng trên 2 mét khối để làm mồi. Nguồn nước sử dụng ở đây có thể là nước giếng khoan gần đó, nước ở ao hồ, sông suối,...gần với địa điểm khoan. Nếu không thì bắt buộc bạn phải sử dụng nước sạch có sẵn.
7.3. Cát vàng
Cát vàng được sử dụng để làm màng lọc cho giếng khoan. Cát vàng cần được sàng sạch với khối lượng sử dụng từ 30 - 50 kg.
7.4. Nguồn điện
Để vận hành máy khoan giếng cần phải có nguồn điện đủ lớn thì mới có thể đáp ứng được công suất của máy. Thông thường, máy khoan giếng gia đình có công suất mạnh, lên đến 5 - 6kW/h. Do đó, bạn hãy chuẩn bị một nguồn điện đủ lớn, dây tải tốt để quá trình khoan không bị gián đoạn.
Máy sử dụng để khoan giếng
8. Cách xác định vị trí khoan giếng chuẩn phong thủy
Không phải vị trí nào cũng thích hợp để khoan giếng, người xưa có câu:
“Đào giếng phương tý sinh điên loạn
Phương sửu anh em khó thuận hòa
Dần Mão Tỵ Thìn đều bất lợi….”
Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn vị trí khoan giếng đảm bảo yếu tố phong thủy, mang tài lộc vào nhà, đó là:
8.1. Không khoan giếng ở phương tọa ngôi nhà
Phong thủy Phương Đông quan niệm rằng, vị trí nhà phải có địa hình cao, vững chắc thì vượng khí sẽ chiếu tới, mọi người trong gia đình khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu khoan giếng đặt ở phương tọa của ngôi nhà sẽ khiến “vượng sơn hạ thủy” nghĩa là vượng khí sẽ rơi xuống giếng, không may mắn cho gia chủ.
Nếu như không tìm hiểu kỹ vị trí khoan giếng trên phương tọa độ của căn nhà sẽ dẫn đến bệnh tật khởi phát, sức khỏe yếu. Ví dụ như khoan giếng ở tọa càn hướng tốn, lập vào vận 8. Ngoài ra, khi khoan giếng nước không nên đào trên 12 chữ địa chi như tý, sửu, dần,...bởi thủy động thuộc dương. Khi đao nên đào trên các thiên can như ất, giáp, bính đinh,...vì vạn dòng nước đều do thiên can mà đi.
8.2. Không khoan giếng đối diện bếp
Giếng thuộc hành Thủy tính âm trong khi bếp là Hỏa tính dương. Nếu xung chiếu lẫn nhau sẽ gây ra những điều xấu. Mặt khác, giếng đặt cạnh bếp cũng gây mất vệ sinh, dễ ô nhiễm nguồn nước. Do đó, cần phải lưu ý vấn đề này khi xác định vị trí khoan giếng phù hợp.
8.3. Xác định thiên can, địa chi trước khi khoan giếng
Đây là lưu ý quan trọng nhất, nó sẽ giúp bạn lựa chọn vị trí khoan giếng phù hợp. Mỗi phương và can sẽ có tác động khác nhau tới gia chủ, cụ thể:
-
Giếng đặt ở cung Kiền: Gặp vấn đề sức khỏe như bệnh xương khớp, chân tê liệt, thắt cổ…
-
Giếng đặt ở cung Kiền: Gặp vấn đề sức khỏe như bệnh xương khớp, chân tê liệt, thắt cổ…
-
Giếng đặt phương Hợi: Con cháu thông minh, thịnh vượng, phát tài
-
Giếng đặt ở phương Nhâm: Đây là hướng tài vượng đinh.
-
Giếng đặt ở phương Khảm: Gia chủ thường bị trộm cướp, bệnh tật.
-
Giếng ở phương Quý: Gia đạo phát tài, có của ăn của để.
-
Giếng đặt ở phương Tý: Trong nhà tất sinh ra người điên.
-
Giếng đặt ở phương Sửu: Anh em trong gia đình thường xuyên xích mích, bệnh tật.
-
Giếng đặt ở cung Cấn: Gia chủ vượng tài nhưng muộn con.
-
Giếng đặt ở phương Dần: Thường xuyên gặp tai họa, bệnh tật. Khoan giếng phong thủy là cách để gia đình được khỏe mạnh.
-
Giếng đặt ở phương Mão: Gặp tai họa, bệnh tật triền miên
-
Giếng đặt ở phương Giáp: Gia đình có tiền nhưng cũng nhiều bệnh tật. Nhà gần suối lại có nam nữ trong nhà dâm loạn.
-
Giếng đặt ở phương Thìn: Phòng tránh có người nhảy sông.
-
Giếng đặt ở cung Tốn: Gia đạo bình an, tài lộc đại phát.
-
Giếng đặt ở phương Tỵ: Gia đình có người có công danh nhỏ.
-
Giếng đặt ở phương Bính: Trong nhà tất có người làm quan.
Ngoài ra, còn có nhiều vị trí khoan giếng khác mà bạn có thể tham khảo để không ảnh hưởng tới sức khỏe, tài lộc,....của gia đình.
Khoan giếng sau khi hoàn tất
9. Một số câu hỏi khi khoan giếng mà bạn nên biết:
9.1. Cấu tạo của giếng khoan như thế nào?
Có 4 bộ phận, gồm có:
-
Miệng giếng: Thường được kết hợp làm vị trí đặt của máy bơm nước
-
Thân giếng hay ống vạch: Cấu tạo bằng ống thép hoặc ống nhựa uPVC, nhiệm vụ chính đó là chóng nước nhiễm bẩn, chống sạt lở giếng. Chiều dài của ống vách khoảng 6 - 8 mét.
-
Bộ phận thu nước: Còn được gọi là ống lọc nước, được dùng để nối với ống vách có nhiều khe, lỗ lưới dùng để thu nước, được đặt tại tầng trữ nước vào giếng. Chiều dài của ống lọc từ 2 - 3 mét.
-
Ống lắng: Được bố trí dưới ống lọc nước có nhiệm vụ đó là lắng cặn cát và chịu lực khi thổi sục rửa giếng, Ống lắng có chiều dài khoảng 1 - 1.5 mét.
9.2. Khoan giếng sâu bao nhiêu mét thì có nước sạch?
Đây là thắc mắc của rất nhiều người, tuy nhiên không một người thợ khoan giếng nào có thể chắc chắn được việc khoan giếng bao nhiêu mét thì có nước sạch. Bởi vì, mạch nước ngầm ở dưới lòng đất, nếu chưa khoan thì khó có thể xác định được giếng sẽ sâu bao nhiêu mét thì có nước sạch sử dụng. Thế nhưng, các đơn vị khoan giếng vẫn có thể ước tính khoan giếng sâu bao nhiêu để ước tính chi phí.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân đã từng khoan giếng để biết khoan giếng sâu bao nhiêu thì có nước sạch. Hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của những người thợ khoan giếng lâu năm để giúp bạn dự đoán được độ sâu của giếng khoan là bao nhiêu thì có nước sạch sử dụng.
9.3. Khoan giếng có phải xin phép không?
Việc khoan giếng để phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất ở các vùng nông thôn, khu dân cư khi chưa có hệ thống nước sạch sinh hoạt, hồ đập phục vụ cho việc tưới tiêu là vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, việc khoan giếng cần phải tuân thủ các quy định của Pháp luật về bảo vệ nguồn nước ngầm, sử dụng nguồn nước ngầm tiết kiệm, đúng mục đích.
Căn cứ vào Điểm b, Khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước năm 2012 và Điểm a, b Khoản 2, Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ -CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước năm 2012, việc khai thác nước dưới lòng đất phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ với quy mô 10 m3/ngày trở lên thì người dân cần phải xin cấp phép.
9.4. Mức xử phạt khi khoan giếng trái phép là bao nhiêu?
Tùy từng trường hợp sẽ có mức xử lý khác nhau, cụ thể:
-
Nghị định 36/2020/NĐ -CP Nghị định 36 ngày 24/3/2020 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản như phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 500.000 đối với hành vi thăm dò, khai thác nước dưới đất thuộc các trường hợp phải đăng ký theo quy định.
-
Phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất khi không có giấy phép đối với công trình gồm 1 giếng khoan.
-
Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng với hành vi thăm dò nước dưới đất khi không có giấy phép đối với công trình gồm 2 giếng khoan.
-
Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng với hành vi thăm dò nước dưới đất khi không có giấy phép đối với công trình gồm 5 giếng khoan trở lên
-
Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép như khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ với lưu lượng từ 30m3/ngày đêm đến dưới 50m3/ngày đêm; khai tách, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng trên 0,1m3/giây đến dưới 0,2m3/giây; khai thác, sử dụng nước mặt cho mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng trên 100m3/ngày đêm đến dưới 1 ngàn m3/ngày đêm.
Các kỹ sư khoan giếng
9.5. Có nên xem ngày khoan giếng hay không?
Giống như việc động thổ xây nhà, việc xem ngày đào giếng là việc quan trọng cần phải làm. Lựa chọn ngày tốt, hợp mệnh, hợp tuổi để báo cáo với các thần linh, thổ địa và gia tiên để tiến hành công việc.
Ngày tốt đào giếng thường vào các ngày: Giáp Tý, Ất Sửu, Giáp Ngọ, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Ất Tỵ, Tân Hợi, Tân Dậu, Quý Dậu.
Ngày tốt để sửa giếng khoan bao gồm: Canh Tý, Tân Sửu, Giáp Thân, Quý Sửu, Ất Tỵ, Đinh Tỵ, Tân Hợi.
9.6. Lễ vật, bàn cúng khi khoan giếng
Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị đồ lễ cúng, bài khấn �